Vtv2

Sự việc vỡ lở khi tuần trước, ông Sun (cha ruột cô bé) trình báo cảnh sát.Năm 2005, vợ chồng Sun cho google trend

【google trend】Bán con gái đã chết làm cô dâu ma

Sự việc vỡ lở khi tuần trước,áncongáiđãchếtlàmcôdâgoogle trend ông Sun (cha ruột cô bé) trình báo cảnh sát.

Năm 2005, vợ chồng Sun cho Xiao Dan làm con nuôi vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Gia đình cha mẹ nuôi khá giả, chỉ có một con trai và luôn mong có thêm con gái.

Sau cái chết của con, Sun mới phát hiện con bị bạo hành một thời gian dài và cho rằng đây là nguyên nhân khiến con tự tử, chứ không phải vô tình ngã như kết luận của cảnh sát. "Ban đầu tôi cố gắng chấp nhận cái chết của Xiao Dan, nhưng khi phát hiện ra con gái mình trở thành cô dâu ma, tôi quyết định truy cứu", ông nói.

Cha mẹ nuôi thừa nhận đã được trả 66.000 tệ (220 triệu đồng) cho cuộc hôn nhân ma này nhưng mục đích là để tìm chồng cho con.

Một cuộc hôn nhân ma ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: Sixthtone

Một cuộc hôn nhân ma ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: Sixthtone

Chính quyền địa phương ở huyện Quan, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc xác nhận giao dịch 66.000 tệ. Với cáo buộc cha mẹ nuôi ngược đãi dẫn đến việc cô bé tự tử không có bằng chứng, nên không thể khởi tố.

Vụ việc đã dấy lên sự phản đối kịch liệt của công chúng. Ông Zhang Xuehong, bí thư huyện Quan, nhấn mạnh sự cần thiết phải có quy định nghiêm ngặt về hôn nhân ma. Ông ủng hộ việc tăng cường các chiến dịch giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm xóa bỏ những hủ tục như vậy.

Theo nghiên cứu của Huang Jingchun, giáo sư Đại học Thượng Hải, tục lệ hôn nhân ma có thể đã xuất hiện ở Trung Quốc từ 3.000 năm trước. Một số người cao tuổi nước này vẫn tin nếu người chết mà chưa kết hôn sẽ không yên nghỉ và quấy rầy người nhà còn sống.

Các thủ tục diễn ra hôn nhân ma cũng giống hôn nhân sắp đặt của người sống. Cha mẹ tìm kiếm người phù hợp cho con thông qua người mai mối hoặc truyền miệng. Sau đó, họ hỏi về gia đình kia, nghề nghiệp, tuổi tác, thậm chí còn xem ảnh để chắc chắn phù hợp. Cuối cùng họ tổ chức lễ cưới, đào xác và chôn hai thi thể vào một ngôi mộ mới.

Trong xã hội hiện đại, ranh giới giữa hôn nhân ma và luật pháp Trung Quốc không rõ ràng. "Luật hiện hành không nghiêm cấm một cách rõ ràng và trực tiếp hủ tục này. Pháp luật sẽ chỉ can thiệp nếu các hoạt động bất hợp pháp và tội phạm khác xuất phát từ hôn nhân ma", Yao Jianlong, giám đốc Viện Luật tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, nói.

Trên thực tế, hủ tục này không chỉ mang không khí mê tín lỗi thời mà còn có thể trở thành nơi ươm mầm tội phạm.

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2013 đến 2020 đã xảy ra ít nhất 80 vụ liên quan đến "hôn nhân ma", trong đó có nhiều vụ liên quan đến trộm xác, thậm chí giết người để kiếm lời từ việc bán xác. Ví dụ năm 2016, ba người đàn ông ở Cam Túc đã giết hai phụ nữ thiểu năng trí tuệ, sau đó vận chuyển thi thể đến Thiểm Tây để bán làm "cô dâu ma".

Bảo Nhiên(Theo Sixthtone/163)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap